Tên khác: Cù dòm, Củ gà ấp, Củ ngỗng.
Mô tả: Cây thảo leo, sống nhiều năm. Củ thuôn dài hơn củ Bình vôi, mọc nổi, ngang mặt đất, vỏ ngoài nhăn nheo, củ cắt ngang có màu vàng rõ hơn, ít xơ hơn, có vị đắng và tê hơn so với củ Bình vôi. Thân già màu nâu bạc, thân non màu tím nhạt. Thân, lá, cụm hoa đều không lông. Phiến lá hình khiên, mọc so le, dài 9-13cm, rộng 8-12cm; nửa cuống lá phía dính vào phiến lá, gân lá ở mặt sau có màu tím hồng, bấm lá thấy có nhựa màu tím hồng. Hoa nhỏ, đơn tính khác gốc, hoa đực tụ họp thành tán giả, hoa cái thành dạng đầu, lá đài màu tím, cánh hoa màu vàng cam. Quả hạch, hình cầu, hơi dẹt, khi chín màu đỏ . Hoa tháng 5-6, quả tháng 7-9. Củ dòm rất dễ lẫn với các loài Bình vôi cũng có nơi gọi là Củ gà ấp, nhưng khác ở chỗ Bình vôi có củ hình tròn và ngắn, lá mặt sau chỉ một màu xanh lục nhạt.
Sử dụng: Củ Thu hái: Thu hái củ quanh năm, rửa sạch dùng tươi hay thái phiến và phơi khô. Công dụng: Vị đắng, gây tê, có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, tiêu viêm, an thần. Dùng uống chữa đau lưng, mỏi nhức chân, đau lưng, đau bụng, lại giúp ngủ rất say. Còn dùng đắp chỗ sưng bắp chuối, nhọt cứng, apxe do tiêm. Người ta thường giã lẫn với muối và gừng. Nhân dân ở Thái Nguyên, Ba Vì (Hà Nội) thường dùng củ thái nhỏ nấu nước uống chữa kiết lỵ ra máu, đau bụng kinh niên và đau dạ dày. Nói chung, công dụng của loài này cũng tương tự như Bình vôi.
Công dụng:
Nhân giống: Tạo và chăm sóc cây con:- Nguồn giống: Thu hái quả lúc bắt đầu chín, hong trong râm nơi khô ráo, thoáng mát, loại bỏ tạp vật rồi đem gieo ngay- Hạt được ngâm nước trong thời gian 1 ngày, sau đó được gieo trong cát ẩm. Sau 10 ngày hạt nảy mầm rộ. Khi cây sinh trưởng ổn định, đem cấy cây vào trong bầu đất.- Tạo bầu: Cỡ bầu: rộng 6-8cm, cao 12-15 cm; thành phần ruột bầu: 90% đất sạch dưới tán rừng + 10% phân chuồng hoai. Bầu được xếp vào luống có chiều rộng từ 1- 1,2m.- Kỹ thuật giâm cây con: Dùng que nhọn chọc lỗ sâu và rộng theo kích thước của bộ rễ. Đặt phần rễ cây ngay ngắn vào giữa lỗ sao cho cổ rễ hơi thấp hơn miệng hố rồi nhấc nhẹ lên cho rễ khỏi bị quằn, ép chặt đất vào gốc cây. Để nâng cao khả năng thành công của hom giâm, cần cắm giàn che bóng 50%.- Chăm sóc cây con: Tưới đủ nước cho cây, nếu thời tiết nắng nóng cần tưới nước hằng ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Làm cỏ phá váng định kỳ 1 lần/tháng để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại và tạo cho đất tơi xốp, thoáng khí. Bón thúc bằng nước phân chuồng hoai 1 lần/tháng. Khi cây con có chiều cao khoảng 10-15cm, có từ 3-4 lá, phát triển cân đối thì có thể đem trồngKy thuật trồng:- Điều kiện trồng: Cây thích nghi ở những vùng núi đá, núi đất có nhiều đá lộ đầu, độ cao 300-500m. Củ dòm sinh trưởng tốt trên đất ẩm ven suối, đất có tầng dày, nhiều mùn, độ tàn che khoảng 0,4-0,5.- Tiêu chuẩn cây con đem trồng: cao 10-15cm, có 3-4 lá, không sâu bệnh.- Thời vụ trồng: vụ xuân khi có mưa phùn hoặc đầu mùa mưa hoặc vụ thu- Chọn đất ẩm, thoát nước, ít chua- Trồng theo hố hoặc theo rạch rộng 0,8-1m- Làm đất theo hố, kích cỡ 30x30x30cm. Cự ly trồng 1mx1m, bố trí so le giữa các hàng theo hình nanh sấu (nếu trồng thuần loài). Nếu trồng hỗn giao dưới tán rừng chọn những nơi đất trống, độ tàn che phù hợp thì đào hố trồng xen cây dưới tán. Thời gian cuốc hố phải hoàn thành trước lúc trồng rừng 1 tháng.- Bón phân: Chủ yếu là bón phân chuồng hoai + rơm rạ mục và đất mùn tầng mặt. Nếu có điều kiện mỗi hố bón thêm 30gam NPK và 30g vi sinh.- Kỹ thuật trồng: Trồng bằng cây con có bầu. Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Tránh trồng vào những lúc trưa nóng. Xé bỏ bịch nylon đặt cây cọn vào giữa hố ém chặt. Cào đất vun lấp cao hơn miệng hố 5-6cm. Tủ cỏ, lá khô kín mặt hố. Khi thao tác chú ý nhẹ tay, tránh làm vỡ bầu. Sau khi trồng xong, nếu có điều kiện thì tưới nước cho ướt. Cắm que cạnh cây, sau đó quấn dây Củ dòm quanh cột để giữa cho cây không bị đổChăm sóc và bảo vệ cây trồng- Sau khi trồng cần lưu ý làm vệ sinh xung quanh gốc cây rộng 0,5 – 0,8m. Bón thúc cho cây mỗi năm 2 lần bằng nước phân chuồng hoai.- Khi cây đã leo cao thì làm giàn cho cây leo. Chiều cao giàn có thể từ 1,5-2m.- Điều tiết độ tàn che từ 0,4-0,5- Bảo vệ không cho gia súc phá cây
Phân bố: Củ dòm ưa sáng, ẩm, mát, có thể sống cả ở vùng núi đá lẫn rừng núi đất, cả ở nơi có nhiều đá lộ đầu, độ cao 300-500m, thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội (Ba Vì), Bắc Giang, Quảng Ninh. Còn phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản. Trồng và sống được ở Hà Nội.
Bảo tồn:
Tài liệu tham khảo:
Bài thuốc: