Vườn Quốc gia Cúc Phương
Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Cúc Phương đồng thời là một trung tâm du lịch, nơi đây được Tổ chức World Travel Awards bầu chọn và vinh danh là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á trong 5 năm liên tiếp 2019-2023
Vườn Quốc gia Tam Đảo
Vườn quốc gia Tam Đảo là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trọn trên dãy núi Tam Đảo, một dãy núi lớn dài trên 80 km, rộng 10-15 km chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên (huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng 75 km về phía Bắc.
Vườn Quốc gia Cát Tiên
Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)
Vườn Quốc gia Vũ Quang
Vườn quốc gia Vũ Quang (còn gọi với tên: Vườn quốc gia Vụ Quang) là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhiều loài sinh vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam. Được thành lập theo quyết định số 102/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 30 tháng 7 năm 2002. Đây là vườn quốc gia có loài mang Vũ Quang (Muntiacus vuquangensis), loài mang quý hiếm được đặt theo tên của vườn quốc gia này.
Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén
Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén hay còn gọi Phja Oắc - Phja Đén là vườn quốc gia, rừng đặc dụng nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đây từng là khu nghỉ dưỡng được tìm ra và xây dựng bởi người Pháp từ đầu thế kỷ 20. Được thành lập vào ngày 11 tháng 1 năm 2018 trên cơ sở toàn bộ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên trước đây. Vườn quốc gia có diện tích có diện tích 10.245,6 ha, trong đó 4.035,5 ha là khu bảo vệ nghiêm ngặt. Phia Oắc - Phia Đen là nơi có 352 loài thực vật, 58 loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đây cũng là nơi được ghi nhận có 66 loài bướm.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm tại huyện Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam[1][2]. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây; cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ đường biên giới của vườn quốc gia này.
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một vườn quốc gia tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Được thành lập theo quyết định số 142/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 14 tháng 7 năm 2003 trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi (thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986). Ngày 26 tháng 5 năm 2009, cùng với cù lao Chàm, vườn quốc gia này được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển. Ngày 13 tháng 4 năm 2013, Ban thư ký Công ước Ramsar thế giới trao bằng chứng nhận vườn quốc gia Mũi Cà Mau trở thành khu Ramsar thứ 2088 của thế giới, thứ 2 tại Đồng bằng sông Cửu Long và thứ năm của Việt Nam
Ban Quản lý rừng Đặc dụng - Phòng hộ Sốp Cộp
Ban quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp được thành lập tại Quyết định số 3279/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La Về việc thành lập Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ Sốp Cộp trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La trên cơ sở sát nhập Ban quản lý rừng đặc dụng Sốp Cộp (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La quản lý) và Ban quản lý rừng phòng hộ Sốp Cộp (Sở NN&PTNT tỉnh Sơn Sơn La quản lý) với tổng diện tích 22.768,71 ha, nằm trên phần đất 2 huyện Sốp Cộp và Sông Mã.
KBTTN Thượng Tiến
Tên khác: Không có Tỉnh: Hoà Bình Diện tích: 7.308 ha Tọa độ: 20°36- 20°41' N, 105°24' - 105°29' E Vùng sinh thái nông nghiệp: Tây Bắc Có quyết định của Chính phủ: Có Đã thành lập Ban Quản lý: Có Đã được xây dựng kế hoạch đầu tư: Có Đáp ứng các tiêu chí của VCF: B, C Đáp ứng các tiêu chí xã hội: Không Báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn: Không Kế hoạch quản lý: Không Đánh giá công cụ theo dõi: Không Có bản đồ vùng: Không
KBTTN Bà Nà - Núi Chúa
Bà Nà là khu bảo tồn thiên nhiên đồng thời là quần thể du lịch nghỉ dưỡng toạ lạc tại khu vực thuộc dãy Trường Sơn nằm ở xã Hoà Ninh, Huyện Hòa Vang, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 25km về phía Tây Nam. Toàn bộ quần thể du lịch nghỉ dưỡng nằm trên đỉnh Núi Chúa có độ cao 1487 m so với mực nước biển.
KBTTN Sông Thanh
Vườn quốc gia Sông Thanh là một vườn quốc gia nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp quản lý là: 76.669,68 ha trải dài trên 12 xã thuộc 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn, bao gồm: xã Tà Bhing, Tà Pơơ, Cà Dy, Chà Vàl, La Dêê, Đắc Tôi, Đắc Pre và Đắc Pring, thuộc huyện Nam Giang; xã Phước Xuân, Phước Năng, Phước Mỹ và Phước Công, thuộc huyện Phước Sơn.
KBTTN Núi Ông
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông là địa danh du lịch nằm ở cuối dãy Trường Sơn thuộc thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây được xem là điểm đến du lịch mới tại tỉnh Bình Thuận sở hữu khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng bên cạnh những bài biển xanh, cát trắng.
KBTTN Bình Châu Phước Bửu
Nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu được công nhận theo Quyết định số 194/CT ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Khu rừng nguyên sinh Bình Châu –Phước Bửu thuộc phí Nam Huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT, với diện tích tự nhiên hơn 10.537 ha, trải dài trên địa phận 5 xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Xuyên Mộc, Phước Bửu. Đây là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam. Với ưu thế rừng cây họ Dầu là nơi cư trú cho các loài sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng; Khu bảo tồn còn có chức năng phòng hộ môi trường vùng ven biển, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, phục vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, giáo dục bảo tồn, vui chơi giải trí và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái…