Tên khác: Đièng tòn kia’
Mô tả: Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi nhỏ, cao 2-3 m. Cành non có lông tơ màu gỉ sắt. Lá thuôn hình trứng ngược, chóp thành mũi nhọn, gốc lá hình nêm rộng; phiến lá cỡ 20-35(40) x 7-9(10) cm, mặt dưới có lông; gân bên 14-17 đôi, hơi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 10-15 mm, có lông. Hoa ở nách lá, thường mọc đơn độc; cuống hoa rất ngắn, ở gốc mang 2-3 lá bắc nhỏ. Lá đài hình tam giác nhọn đầu, cỡ 5-6 x 3-4 mm, có lông ở mặt ngoài (trong quả đài đồng trưởng và nổi rõ 3-5 gân cong hình cung). Cánh hoa ngoài hình mác, dài 2,5-3 cm, rộng 5-7 mm, có lông ngắn ở cả 2 mặt; cánh hoa trong hình mác (cỡ 15 x 5 mm), có móng rõ, ở đỉnh dính nhau tạo thành mũ hơi nhọn đầu. Nhị nhiều, chỉ nhị rõ, mào trung đới hình đĩa. Lá noãn 15-20; núm nhụy hình phễu rộng, dài bằng bầu. Noãn 1. Phân quả hình trụ có mỏ cong và nhọn, dài 3-4 cm, đường kính cỡ 5 mm, hơi có lông ngắn; vỏ quả rất mỏng, hoàn toàn tách rời khỏi vỏ hạt. Hạt nhẵn, màu nâu nhạt. (Ảnh 16)Sinh học và sinh thái: Có hoa tháng 4-6, có quả tháng 7-10. Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, nơi ẩm.Phân bố:- Trong nước: Cao Bằng (Quảng Hoà: Mỹ Hưng), Quảng Ninh (Móng Cái: Pò Hèn), Phú Thọ (Cầu Hai), Hà Tây (Ba Vì: Minh Quang).- Thế giới: Chưa biết.Giá trị: Loài có lẽ là đặc hữu của miền Bắc Việt Nam. Rễ (đoạn phình lớn như củ) thái mỏng sao khô, sắc uống làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá.Tình trạng: Việc chặt phá rừng khiến nơi cư trú suy giảm; thêm nữa cây còn bị khai thác theo cách diệt nguồn giống (đào lấy rễ) làm thuốc. Có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng.Phân hạng: VU A1a,c,d, B1+2b,e.Biện pháp bảo vệ: Không nên chặt phá các cây hiện còn sót lại ở Trạm Cầu Hai (Phú Thọ). Nên tìm cây giống về trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) và các vườn thuốc khác.Tài liệu dẫn: TCSH, 16(4, CĐ): 8; TVCVN, 1: 240; SĐVN(2007):51
Sử dụng:
Công dụng: Chữa Hậu sản, đường ruột, bổ
Nhân giống:
Phân bố: Ba Vì
Bảo tồn:
Tài liệu tham khảo:
Bài thuốc: