Tên khác: Cù chăng điẻng
Mô tả: Cây gỗ lớn, cao tới 25m, nhánh non không lông, đen đen. Lá có mùi sả, có phiến bầu dục, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, đầu thon, gốc tù không có gân gốc phát triển rõ rệt, gân phụ 6-8 cặp, cuống dài 2-3cm. Chùy hoa ở nách lá, ngắn hơn lá. Hoa nhỏ màu lục trắng, bao hoa và nhị lép có lông thưa ở gốc. Quả xoan dài 8-9mm, màu đen, trên đài tồn tại hình chén có thùy cạn.
Sử dụng: Rễ, thân, lá, quả
Công dụng: chữa đau tê thấp. Ở Trung Quốc, rễ, thân dùng trị cúm, cảm mạo, ăn uống không tiêu bụng đầy trướng, đau dạ dày, viêm khớp xương do phong thấp, tiêu hóa không bình thường, ho gà, lỵ. Còn lá dùng trị ngoại thương xuất huyết, quả dùng trị cảm mạo sốt cao, bệnh sởi.
Nhân giống:
Phân bố: Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc từ Cao Bằng, Quảng Ninh, Quảng Trị tới Quảng Nam - Ðà Nẵng.
Bảo tồn:
Tài liệu tham khảo:
Bài thuốc: